• IMAGES
  • IMAGES
  • IMAGES
  • IMAGES

Cua xe tăng

Mã sản phẩm:

Xuất xứ: Côn Đảo, một số đảo nhỏ thuộc miền Trung
Giá: Liên Hệ
Đã xem: 5047
Giới thiệu cho mọi người biết...thế thôi !!! Hihihi

Có một loại cua sống trên cạn mà rất, rất ít người biết và cực kỳ hiếm, bởi theo các bài viết trên Internet thì ở Việt Nam, chúng là loại đặc hữu của Côn Đảo, và tác giả bài viết cho rằng chỉ tìm thấy chúng duy nhất ở Côn Đảo. Nhưng mình có thể khẳng định nhận định đó chưa chính xác khi tìm thấy được vài con lẫn trong lô cua dẹp được thu mua ở một đảo nhỏ thuộc một tỉnh miền Trung, và cũng đã có cơ hội xơi 1 con cho biết kkkk, và sự thật là…thịt chúng rất thơm ngon, gạch béo bùi hơn cả gạch cua dẹp... Có lẽ môi trường sống của loại cua này quá đặc thù và đặc biệt, số lượng rất ít nên không nhiều người có cơ hội bắt gặp và biết về chúng.

 

 

Đó là cua xe tăng !!!

Cua xe tăng có tên tiếng Anh phổ biến là brown land crab hoặc chestnut crab (Danh pháp khoa học: Cardisoma carnifex, Herbst, 1794) là một loài cua cạn khổng lồ thuộc họ cua cạn Geocarcinidae. Cua xe tăng là loài cua cạn to nhất Việt Nam, và bán đảo Đông Dương, có con có kích cỡ đến hơn 1kg.

 

 

Tên khoa học của giống Cardisoma của loài cua này có nguồn gốc từ tiếng Latinh với sự kết hợp của hai nhóm từ: Cardi có nghĩa là trái tim và soma có nghĩa là cơ thể, do hình dạng mai của chúng trông rất giống hình trái tim. Loài cua này còn có đồng danh khác như Cardisoma obesum Dana, 1851; Cardisoma urvillei Milne Edwards, 1853; Perigrapsus excelsus Heller, 1865; Cardisoma carnifex Miers, 1886; Cardisoma guanhumi var. carnifex Ortmann, 1894; Cancer hydrodromus Herbst, 1796. Ở Việt Nam, chúng được gọi với cái tên chung chung mang tính hỗn danh là cua xe tăng vì trông nó bò giống như chiếc xe tăng.

 

 

Trên thế giới, cua xe tăng phân bố rất rộng châu Phi và biển Indo - Thái Bình Dương, kể cả đảo Fiji. Dân đảo Fiji đã đưa hình loài cua quý hiếm này vào tem thư của đảo quốc. Ở Việt Nam, như đã nói ở trên, người ta cho rằng chỉ duy nhất có khu vực rừng ngập mặn thuộc vườn quốc gia Côn Đảo là có loài cua này. Chúng chưa có tên trong sách động vật Việt Nam và vẫn chưa có dấu hiệu tìm thấy loài cua này ở các vùng rừng ngập mặn khác như Cần Giờ, Cà Mau. Theo ý kiến của mình, có thể tìm thấy chúng ở một số đảo thuộc các tỉnh miền Trung, những đảo có khu vực rừng ngập mặn và các suối nước ngọt đen xen nhau, tuy nhiên số lượng cực kỳ ít.

 

 

Cua xe tăng nhìn bề ngoài cơ bản giống cua dẹp nhưng màu nâu sẫm, có mai cao và vuông hình khối hộp hơn so với cua dẹp.

 

 

Ông Trần Đình Huệ, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Côn Đảo cho biết, cua xe tăng là loài hoạt động về đêm, nên một số công ty du lịch lữ hành có thiết kế tour khám phá loài cua độc đáo này khi đêm xuống, chúng bắt đầu bò ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn.

 

 

Có thể nói, đây là loài cua cạn lớn nhất Việt Nam với chiều dài mai có thể lên tới 10cm, đôi càng dị hình bên to, bên nhỏ nhưng rất chắc, khỏe, đủ sức xé lá và ăn các loài thực vật, màu sắc mai có màu hạt dẻ (nâu sẫm), chân bơi sau cùng biến thành chân để bò, các gai trên mai cũng đã tiêu biến hoàn toàn, thích nghi với đời sống hang. Cua xe tăng có thể đào hang sâu đến 2m với đường kính hang 8 – 12 cm. Một điều đặc biệt của loài cua này là khi gãy càng chúng vẫn có thể tự mọc lại.

 

 

Cua xe tăng có bản tính nhát người, vừa bò nhanh vừa nấp kỹ. Mặc dù sống trong hang ở trên cạn vùng chân triều hoặc những bãi cát, sình pha đá trên mực nước triều nhưng cua xe tăng phải di cư ra biển để đẻ trứng, do đó là nơi có nhiệt độ nước ổn định và giàu thức ăn, thích hợp cho ấu trùng phát triển. Vòng đời của ấu trùng trải qua năm giai đoạn giai đoạn đầu kéo dài 22 - 25 ngày, sau đó chuyển qua giai đoạn ấu trùng mắt to.

 

 

Lúc này chúng trôi nổi trong các đại dương cho đến khi hình thái bên ngoài phát triển giống với cua xe tăng trưởng thành. Tuy nhiên, kích cỡ lúc này chỉ vài milimet. Sau đó, cua con sẽ tìm đường trở về nơi tổ tiên chúng từng sống. Loài cua xe tăng phân bố rộng vì các giai đoạn ấu trùng của loài này chu du trong các vùng nước ấm của đại dương, bị gió dạt sóng xô rồi bằng cách nào đó các cua non lại trở về nguồn.

 

 

Đặc tính đẻ trứng phải có yếu tố nước biển này giống y chang cua dẹp (tên phổ biến là purple land crab, tên khoa học Gecarcoidea lalandii).

 

Hiện nay, cua xe tăng đang nằm trong danh sách cần bảo tồn nên không được khai thác.

 



Sản phẩm khác
Cua dẹp

Cua dẹp

Giá: 700.000 VNĐ
Ghẹ xanh

Ghẹ xanh

Giá: 450.000 VNĐ
Cua mặt trăng

Cua mặt trăng

Giá: 400.000 VNĐ
Cua tuyết

Cua tuyết

Giá: 480.000 VNĐ
Cua nữ hoàng

Cua nữ hoàng

Giá: 380.000 VNĐ
Cua huỳnh đế

Cua huỳnh đế

Giá: 750.000 VNĐ