Cua mặt trăng có tên khoa học là Carpilius maculatus, tên tiếng Anh thường dùng là spotted reef crab (tên gọi chung của các loại cua hay sống ở rạn san hô mà có chấm trên mai), dark finger coral crab (dịch nôm na là cua ở rạn san hô có hình dấu vân tay đậm trên mai), nhưng tên thương mại phổ biến trên toàn cầu là seven-eleven (7-11) crab.
Cua mặt trăng được coi là đặc sản ở một số nước Đông Nam Á.
➡ Cái tên “7-11 crab” có nguồn gốc khá thú vị: bởi vì khi mới nhìn lướt qua lần đầu trong nước, chúng ta chỉ thấy 7 chấm trên mai của nó và tưởng chỉ có thế, nhưng khi xem xét kỹ hơn, nó còn có 4 chấm phụ ở phần phía sau của mai chỗ gần bụng, tóm lại là mới đầu tưởng 7, ai ngờ 11 hehehe
➡ Cũng giống như các loại cua khác, cua mặt trăng là loại ăn tạp, chúng có thể ngấu nghiến bất cứ thứ gì trong tầm với của chúng, kể cả các loài giáp xác khác, cá ngủ đêm… nhưng món yêu thích nhất vẫn là những con nhuyễn thể thân mềm, 2 mảnh vỏ thụ động tội nghiệp trên con đường càn quét kiếm ăn, như các loại sò, ốc…Ban ngày chúng ngủ vùi, hoạt động mạnh về đêm.
Hai càng của chúng không đều nhau, bên to bên nhỏ, và lực kẹp của càng lớn được cho là khủng khiếp và có sức hủy diệt nhất trong số các loại cua thường thấy ở Việt Nam, một khi nó đã kẹp thì không đời nào chịu nhả, trừ phi đập chết, ai bị kẹp có thể bị nứt hoặc dập xương, và ắt hẳn cú đau điếng đó muôn đời đời không bao giờ quên kkk
☀ Vùng biển phân bố của chúng trải rộng ở Châu Á, Châu Úc, Hawaii và Nam Phi, tuy nhiên số lượng không nhiều. Có thể thấy chúng xuất hiện ở một số quần đảo của Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Đài Loan, Việt Nam…và một số quần đảo thuộc Nam Phi.
☀ Bản thân của chúng không hề có độc nhưng báo chí trong những ngày này đang tung những tin thất thiệt thiếu kiểm chứng, lấy đại hình cua mặt trăng để làm hình minh họa cho loại cua độc, xào nấu ra thành bài viết rẻ tiền nhằm câu like.
———-
♨ Cua mặt trăng có thịt chắc, ngọt, hầu như con nào cũng 2 da, gạch cực kỳ béo thơm và là loài cua duy nhất shop chưa từng ghi nhận trường hợp con nào bị ốp cả !!!