1. Đặc điểm nhận dạng:
Cá Thu có hình dáng thuôn dài, thân hình ovan và dẹp dần về phía đuôi. Cá có màu xanh sáng bạc đến xanh đen, trên lưng màu sậm hơn dưới bụng, Cá có da mỏng, trơn và không vảy, trên da có một số sọc ngang màu xanh đen. Có 2 vi cứng trên lưng và dưới bụng, đuôi to, xẻ, có hình như đuôi mũi tên.
2. Vùng phân bố và cư trú:
Cá thu có vùng phân bố rộng, tập trung ở khu vực Đông Nam Á của Thái Bình Dương, bờ Đông và bờ Tây châu Phí, vùng biển Trung Đông, vùng biển ven bờ Băc của Ấn Độ Dương, khu vực quần đảo Fiji Tây Nam Thái Bình Dương, 2 bờ Đông Tây nước Úc. Nó cũng hiện diện ở vùng biển Trung Quốc và Nhật Bản.
Ở Việt Nam, cá Thu có thể tìm thấy ở tât cả các vùng biển từ Bắc vào đến phía Nam của Biển Đông và vùng biển Tây thuộc Vịnh Thái Lan nhưng nhiều nhất là các vùng biển từ Quảng Bình đến Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc – Kiên Giang. Cá Thu sống ở vùng biển khơi, nơi có độ sâu thường trên 40 sải nước.
3. Sinh trưởng & Sinh sản:
Cá Thu sinh sản theo mùa và tập trung ở vùng khơi nơi có dòng nước ấm, gần các rạn, đá ngầm. Trứng cá Thu chứa nhiều giọt dầu nhỏ giúp chúng nổi ở tầng mặt nước biển, là nơi ấm áp, có nồng độ oxy hòa tan cao, nơi có nhiều phiêu sinh cung cấp cho ấu trùng cá khi trứng nở. Khi còn nhỏ chúng sống thành bầy đàn không lẫn lộn với các nhóm cá khác cùng họ nhưng khi lớn lên chúng có thể được tìm thấy cùng bầy đàn với các loại cá khác cùng họ.
Khi ấu trùng lớn dần, cá sẽ di chuyển từ vùng khơi vào vùng lộng. Ở đây chúng sẽ ăn ấu trùng và cá con nhỏ hơn và các loài giáp xác cho đến khi chúng đủ lớn để săn các loại cá lớn hơn và mực ống. Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia người Úc cho thấy cá Cái thường có kích thước lớn hơn Cá Đực. Một con cá cái trưởng thành sau 2 năm sinh trưởng, thông thường có chiều dài độ 80cm, cân nặng 5 kg. Con cá thu lớn nhất được ghi nhận chính thức đến thời điểm hiện nay là con cá Thu dài 2.4m nặng 70 kg
4. Tập quán săn mồi:
Cá Thu được xem là loài cá săn mồi, rất háu ăn. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loài cá nhỏ, ngoài ra chúng con ăn cả Mực ống và Tôm.
Chúng thường ăn ở tầng nước trung bình đến tầng nổi (đọ sâu từ 5-40m).
Cá săn mồi nhiều nhất vào lúc sáng sớm và hoàng hôn.
5. Mùa vụ & Phương pháp đánh bắt:
Ở Việt Nam, mùa đánh bắt Cá Thu thường bắt đầu từ tháng 11 âm lịch cho đến tháng 3 âm lịch năm sau. Trong mùa này Cá tụ về nhiều ở các vùng biển khơi Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu và Phú Quốc.
Ngư dân Việt Nam đánh bắt Cá Thu chủ yếu là Lưới Cản, Lưới Vây Rút Chì, Câu dắt, Câu Bủa nổi. Một số cần thủ câu cá giải trí đã câu được Cá Thu tại vùng biển Côn Đảo nhưng không nhiều.
6. Các dạng chế biến và giá trị xuất khẩu:
Cá Thu là một loài cá có tỷ lệ nạc cá rất lớn (nhiều thịt) ít xương, cơ thịt trắng, thơm, vị ngọt, có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon. Có lẽ cá Thu là loại cá không ai có thể chê (nhưng chưa chắc được dân nhậu khen ngon!?) nên có giá trị kinh tế rất cao
Thành phần dinh dưỡng của cá Thu có thể tham khảo theo bảng dưới đây:
(tính cho 100 g nguyên liệu Cá tươi)
Kilojoules na
Cholesterol 36mg
Sodium na
Total fat (oil) 3.0g
Saturated fat 50% of total fat
Monounsaturated fat 30% of total fat
Polyunsaturated fat 20% of total fat
Omega-3, EPA 75mg
Omega-3, DHA 281mg
Omega-6, AA 66mg
Cá thu thường được xẻ khoanh phơi một nắng để dành ăn dần