Cá mó ở Việt Nam có nhiều loại: mó đầu gù, mó xanh, mó cát, mó xù, mó bông, mó chấm (loại cá mó nhỏ nhất, có nơi gọi là cá mèo)…chúng thường có màu sắc sặc sỡ.
Thức ăn của nó bao gồm các loài tảo lấy từ những khúc san hô gãy ra từ đá. San hô được xay thành bột từ nhờ những răng nghiền trong cổ họng để lấy những polyp (sinh vật đơn bào dạng ống) chứa đầy tảo bên trong. Phần lớn cát trong thức ăn của cá mó là từ loại san hô đã già, không ăn được và bị chúng thải ra.
Về giới tính, chúng có thể thay đổi liên tục trong quá trình sống; màu sắc và hệ màu của chúng, vốn là ác mộng để phân loại, thay đổi rất lớn, ngay cả trong những con cái, con đực và con non trong cùng một loài.
Một số loài cá mó tự tạo ra một cái bọc nhầy trong suốt tiết ra từ một cơ quan trong đầu của chúng. Những nhà khoa học cho rằng cái bọc này che giấu cho cá mó khó bị phát hiện hơn bỡi những kẻ săn đêm.
Có liên hệ gần gũi với cá bàng chài, cá mó rất nhiều trong và xung quanh các vùng đá nhiệt đới khắp các vùng nước thế giới. Có khoảng 80 loài đã biết, dài từ 30 – 120 cm.
Người Mỹ hiếm ăn cá mó, nhưng nó là món khoái khẩu ở nhiều nơi khác. Ở quần đảo Polynesia, nó được ăn sống và đã từng được xếp vào “ thực phẩm hoàng gia” chỉ vua ăn.
Ở Việt Nam, cá mó có mặt ở nhiều nơi từ bắc vào nam, Chúng được nuôi làm cảnh hay làm thực phẩm. Cá mó được nấu thành nhiều món, tiêu thụ trong nước hoặc được đông lạnh xuất khẩu.
Cá mó cát có thịt nhiều, vị ngọt, béo, tính hiền, có thể phù hợp với mọi thể trạng của con người, trong ẩm thực thì phần ngon nhất là phần đầu của cá mó – ở chỗ khi ăn cho nhiều cảm giác có phần béo như mỡ, giòn như sụn nhưng cũng có phần dai như gân.
Cá mó cát có thể chế biến nhiều món ăn ngon nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn như: lẩu cá mó,, cá mó kho nghệ tươi, cá mó chiên giòn, cá mó kho, cá mó còn có mặt trong thực đơn của các nhà hàng như lẩu cá mó, cá mó chiên giòn sốt rau cần, cá mó sốt cay…